Trong nửa sau của cuộc đời, cách sống tốt nhất không phải là buộc mọi thứ thuận theo ý mình, mà là biết cách nhìn thấu, nhìn một cách bình thản.
Tuổi trung niên là một bước ngoặt trong cuộc đời. Ở nửa sau của cuộc đời, khi đã gặp qua hàng loạt con người và trải qua hàng loạt sự việc, chúng ta mới dần phát hiện ra rằng thứ mà những người trung niên quan tâm nhất chẳng qua cũng chỉ là ba điều này: phiếu khám sức khỏe, phiếu lương và sổ thành tích.
01
Theo một cuộc khảo sát với sự tham gia của gần 2.000 thanh niên, hơn 80% thanh niên được hỏi bày tỏ không dám nhìn phiếu khám sức khỏe của bản thân, một số thậm chí còn không muốn hoặc ngại đi khám sức khỏe.
Sở dĩ mọi người rất e ngại điều này bởi họ vô cùng không tự tin về sức khỏe của mình. Và điều này cũng phản ánh một điều rằng ngày càng có nhiều người bị rơi vào vòng xoáy của lối sống không lành mạnh.
Có một câu hỏi phổ biến trên mạng rằng: Bạn có sợ khám sức khỏe không?
Một cư dân mạng đã chia sẻ câu chuyện của mình ở phần bình luận. Cô ấy nói rằng trước 30 tuổi, cô ấy không hề sợ hãi khi khám sức khỏe, không những không sợ hãi mà thậm chí có thể hoàn toàn quên đi chuyện đó ngay sau khi khám xong.
Ban ngày khám sức khỏe, đến tối cô rủ nhóm bạn ca hát, nhậu nhẹt thâu đêm. Ngay cả khi bước vào độ tuổi 30, cô vẫn thường xuyên thức khuya và cũng không cảm thấy có gì quá khác biệt so với khi 20 tuổi.
Cho đến một lần công ty tổ chức khám sức khỏe cho toàn thể nhân viên, cô được phát hiện gan nhiễm mỡ nặng. Bác sĩ cho biết, hậu quả của gan nhiễm mỡ nặng là rất nghiêm trọng, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời, khuyên cô ấy nên tích cực tập thể dục, ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa và chất xơ, kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Từ đó, cô bắt đầu sợ hãi, không còn dám ăn uống linh đình, thức đêm nữa.
Schopenhauer đã nói: “Hạnh phúc 10 phần thì có tới 9 phần phụ thuộc vào sức khỏe. Có sức khỏe thì mọi thứ đều là nguồn vui; không có sức khỏe cuộc sống sẽ mất đi màu sắc của nó.”
Khi con người bước vào độ tuổi trung niên, cơ thể bắt đầu suy kiệt. Đừng đợi đến khi có chuyện không hay mới nhớ đối xử tốt với bản thân. Thay vì lo lắng sau mỗi lần khám sức khỏe, tốt hơn là nên bỏ những thói quen xấu, ăn uống đúng giờ, ngủ sớm dậy sớm, vận động thường xuyên. Trước khi quá muộn, hãy nghỉ ngơi thật nhiều và chăm sóc cơ thể thật tốt. Chỉ bằng cách giữ sức khỏe, bạn mới có thể có được và tận hưởng được nhiều hơn.
02
Một blogger đã chia sẻ một câu chuyện: Hai vợ chồng nhà hàng xóm đều tốt nghiệp một trường nổi tiếng. Làm lụng vất vả suốt 12 năm, cả hai vợ chồng đều đã lên chức quản lý một nhà máy lớn.
Trong mắt người ngoài, họ sống một cuộc sống hạnh phúc mà không có bất kỳ lo lắng. Nhưng gần đây, do điều kiện hoạt động của công ty không tốt nên cả hai vợ chồng đều bị cho nghỉ việc. Họ vẫn phải chịu gánh nặng với khoản thế chấp cao hàng tháng, cộng tiền tiết kiệm và tiền bồi thường của hai người lại với nhau, họ cũng chỉ có thể sống được nửa năm.
Người mẹ muốn hai vợ chồng đi thi công chức nhưng cả hai đã quá tuổi đăng ký dự thi.
Người mẹ lại khuyên họ về quê phát triển, nhưng ở quê không có công việc phù hợp với họ, lương về quê làm việc cũng giảm mạnh… Nếu không tìm được cơ hội thích hợp, họ chỉ còn cách bán căn nhà đang ở, lấy tiền về quê dưỡng lão. Khó khăn của những người trung niên đều bắt đầu từ việc thiếu tiền.
Tôi đã từng đọc được bài đăng một người đàn ông trung niên trên Internet:
“Mỗi ngày mở mắt ra, một dãy số hiện lên. Tiền trả nợ 10 triệu, tiền ăn uống 3 triệu, tiền nhà trẻ 5 triệu…”
Cuộc sống của người trung niên giống như đi trên chiếc cầu độc mộc, tiến hay lùi đều khó.
Cha mẹ già cần phụng dưỡng, con cái cần tiêu tiền, cần chú ý đến sức khỏe của mình…
Làm việc chăm chỉ và kiếm tiền nhiều hơn, mục đích là để giúp gia đình sống thoải mái hơn.
Có tiền trong túi, chúng ta có thể bình tĩnh đối mặt với nhiều rủi ro trong cuộc sống. Làm việc chăm chỉ để kiếm tiền là sĩ diện lớn nhất của người trung niên.
03
Một nhà giáo dục từng nói: “Điểm số không đại diện cho kiến thức, càng không phải là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá việc học tập của con trẻ”. Nhưng trên thực tế, hầu hết các bậc cha mẹ đều coi trọng sự trưởng thành của con cái, và thứ họ nhìn vào chính là học bạ.
Mẹ của Du đặt quá nhiều kì vọng vào con trai, chỉ vì lớn lên trong điều kiện gia đình khó khăn nên cô đặt hết hi vọng vào con trai mình. Cô vô cùng nghiêm khắc với con, bất kể con có muốn hay không, cô vẫn đăng ký cho con vào nhiều trường luyện thi khác nhau và buộc con trai phải tham gia kỳ thi Olympic Toán học.
Cô thậm chí còn không cho phép con chơi bóng dù đó là sở thích của con để con có thêm thời gian học hành. Ngay cả khi cả nhà cùng nhau ăn cơm, cô cũng bắt con trai đọc số Pi như một tài năng để thể hiện.
Chỉ cần con thi tốt, cô sẽ vui, thi không tốt, cô sẽ khó chịu ra mặt. Để giám sát việc học của con mọi lúc mọi nơi, cô thậm chí còn thiết kế một phòng học trong suốt.
Sống trong bầu không khí áp lực cao trong một thời gian dài, Du dần dần cảm thấy chán nản, thậm chí còn mắc một số vấn đề về tâm lý. Trong một buổi họp phụ huynh, Du, một học sinh vô cùng ngoan ngoãn trong mắt mọi người, thậm chí đã hét lên trong tuyệt vọng: “Mẹ vốn không hề yêu con, mẹ chỉ yêu con khi con được điểm tuyệt đối.” Cậu bé thậm chí còn nói những lời đau lòng như “Con không muốn có mẹ nữa“.
Tình yêu không mang theo sự thấu hiểu của mẹ của Du không chỉ mang lại cảm giác ngột ngạt cho con trai mà còn phá hủy mối quan hệ của cô với cậu bé.
Là cha mẹ, việc quan tâm đến điểm số của con một cách mù quáng sẽ chỉ khiến con trẻ rơi vào tình trạng lo lắng trong học tập mà không thể tự giải thoát. Điểm số rất quan trọng, nhưng sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ còn quan trọng hơn.
Việc không quan tâm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con cái cũng giống như việc không đặt nền móng vững chắc cho ngôi nhà. Không có nền móng vững chắc thì không thể xây được nhà cao tầng, không có một cơ thể và một tinh thần khỏe mạnh thì mọi thứ trong tương lai chỉ là lời nói suông.
Nuôi dạy con không dễ, nuôi dạy con ngoan lại càng khó hơn. Chỉ bằng cách chú ý đến việc hướng dẫn cảm xúc của trẻ, trẻ mới có thể lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc.
04
Thế giới của những người trung niên, không có hai từ “dễ dàng”. Sức khỏe thể chất, chi phí sinh hoạt và việc học hành của con cái là tất cả những thứ chúng ta phải đối mặt hàng ngày.
Trong nửa sau của cuộc đời, cách sống tốt nhất không phải là buộc mọi thứ thuận theo ý mình, mà là biết cách nhìn thấu, nhìn một cách bình thản.
Trân trọng cơ thể của bạn và giữ sức khỏe.
Nâng cao năng lực và tăng thu nhập từ lượng.
Không quá coi trọng điểm số, quan tâm đến sự phát triển của trẻ.
Chỉ khi trải qua những khó khăn của tuổi trung niên, chúng ta mới có thể tận hưởng sự ngọt ngào sau cơn bão.
Theo Như Nguyễn (Phụ Nữ Thủ Đô)