Ăn đồ lạnh, ngồi điều hòa hay bật quạt trực tiếp vào người là lý do khiến mùa hè nhiều người hay bị đau họng. Những món này có thể giúp làm giảm viêm họng hiệu quả.
1. Lựu
ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết polyphenol có trong lựu có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa nên nước ép lựu có thể ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm viêm. Vào những ngày hè nóng bức, uống nước ép lựu vừa đem lại cảm giác mát mẻ vừa giảm viêm họng.
Ngoài nước ép, bột vỏ quả lựu có thể cải thiện loét họng và ho khan. Hòa tan một ít bột vỏ quả lựu vào nước ấm, súc miệng hàng ngày giúp giảm đau họng và hôi miệng. Nghiền nhuyễn vỏ quả lựu rồi trộn với nước, chà xát vào răng có thể phòng viêm lợi, loét miệng.
2. Chuối
Chuối chín mềm, giúp bạn dễ nuốt hơn khi đang bị viêm họng. Ngoài ra, chuối còn giàu vitamin B6, vitamin C, kali nên có thể làm dịu các triệu chứng viêm họng hiệu quả. Những chất có trong chuối cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc trơn tru, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
3. Dứa
Là trái cây nhiệt đới, quả dứa (thơm) có rất nhiều vào mùa hè và dễ mua. Ngoài tác dụng giải khát, thanh nhiệt, dứa còn có thể hỗ trợ điều trị viêm họng. Do loại quả này có chứa rất nhiều enzyme bromelain giúp chống viêm, làm sạch dịch nhầy ở niêm mạc họng, mũi. Mọi người có thể uống nước ép dứa thường xuyên để tốt cho sức khỏe.
4. Táo
Táo chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm nhiễm, chống lại bệnh tật. Ăn nhiều táo có thể cải thiện viêm họng, tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh. Khi trời nắng nóng, uống nước ép táo vừa giải khát vừa làm dịu đau rát cổ họng.
5. Lê
Trái cây này có vị ngọt, chứa nhiều nước ăn rất mát nên có thể thanh nhiệt, mát họng. Lê có tính hàn nên giúp bổ phế, tiêu đờm, giảm ho và được sử dụng nhiều trong các bài thuốc viêm họng. Theo bác sĩ Tùng, ăn trực tiếp, uống nước ép lê hoặc hấp cách thủy lê với đường phèn đều có tác dụng giảm viêm, giảm đau rát cổ họng và ho.
Lê cũng giàu các thành phần chống oxy hóa, hợp chất flavonoid và chất xơ thực vật nên có tác dụng chống viêm nhiễm, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh tim mạch, ung thư.
6. Cà chua
Đây là loại quả giàu vitamin C có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa, làm giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm, đau rát cổ họng. Uống nước ép cà chua không chỉ thanh mát, giải nhiệt cho những ngày hè nóng bức mà còn làm dịu cổ họng. Bác sĩ Tùng lưu ý người bị đau rát cổ họng, có kèm theo trào ngược axit nên hạn chế uống buổi tối vì nước ép cà chua có tính axit, dễ gây trào ngược.
7. Nước chanh mật ong
Hỗn hợp nước cốt chanh và mật ong là thực phẩm tuyệt vời để uống, ngậm súc họng. Đau họng chủ yếu là do yết hầu bị viêm. Nước chanh mật ong có tác dụng tiêu viêm, giảm cảm giác sưng, nóng ở cổ họng.
8. Trà gừng hoặc trà mật ong
Vị cay nồng của gừng, vị ngọt của mật ong sẽ hỗ trợ làm dịu cơn đau họng. Ngậm lát gừng trong miệng có thể làm giảm triệu chứng ngứa cổ họng. Khi uống trà mật ong, hơi nước cũng sẽ đi vào hệ hô hấp, có tác dụng làm ẩm niêm mạc, chống rát họng, giảm ho.
Ngoài những thực phẩm trên, bạn có thể ăn cháo yến mạch, cà rốt luộc. Yến mạch chứa nhiều thành phần dịch dưỡng, dễ nuốt. Ăn yến mạch sẽ giúp cổ họng bạn dễ chịu hơn.
Nếu bạn bị viêm họng kéo dài, đã uống các loại thuốc kết hợp ăn uống nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
8. Canh gà hầm hoặc súp gà
Uống canh gà khi bạn bị đau họng là một phương thuốc chữa bệnh từ xa xưa. Vì canh gà có đặc tính kháng viêm nhẹ, hạn chế các loại virus trong cổ họng tiếp xúc với màng nhầy, từ đó giảm được chứng đau họng.
Bạn có thể thêm cà rốt, ngô vào canh gà để giá trị món ăn được nâng cao. Món ăn này không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn giúp bạn có sức đề kháng, phục hồi nhanh chóng.
9. Trứng gà
Trứng rất giàu protein, lòng trắng trứng có thể giúp giảm đau họng. Tuy nhiên, khi ăn bạn không nên cho thêm bất kỳ loại gia vị nào, nếu không sẽ khiến tình trạng viêm họng của bạn trở nên trầm trọng hơn.
PN (SHTT)