Nghiên cứu khoa học cho thấy sự khác biệt quan trọng giữa những người lo lắng và những người tự tin

Trong cuộc sống hàng ngày, con người thể hiện sự đa dạng về tâm trạng và cách họ tiếp cận các tình huống xã hội. Một nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ sự khác biệt đáng kể giữa những người tự tin và những người hay lo lắng trong cách họ sử dụng não để điều hành hành vi xã hội. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Nature và đưa ra những phát hiện đầy thú vị.

Theo nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Radboud ở Hà Lan, sự khác biệt quan trọng giữa những người tự tin và những người hay lo lắng xuất phát từ cách họ sử dụng một phần cụ thể của não để kiểm soát hành vi xã hội.

Theo đó, các nhà nghiên cứu yêu cầu người tham gia thực hiện một nhiệm vụ đó là gạt cần điều khiển về phía khuôn mặt vui vẻ, tránh xa khuôn mặt tức giận và ngược lại. Quá trình đó, người tham gia phải kiểm soát hành vi để tránh những tình huống tiêu cực.

Nghiên cứu khoa học cho thấy sự khác biệt quan trọng giữa những người lo lắng và những người tự tin

Khi đối mặt với một tình huống xã hội tiêu cực, những người hay lo lắng có nhiều khả năng sẽ né tránh nó hoàn toàn hơn là cố gắng kiểm soát hành vi của mình và tương tác với người khác 

Kết quả của quá trình quét não đã cho thấy những khác biệt rõ ràng. Những người tự tin đã sử dụng vùng não nằm ở vỏ trước trán, nơi có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định và lập kế hoạch để kiểm soát hành vi của họ trong nhiệm vụ này.

Trái lại, những người hay lo lắng sử dụng một phần khác của vỏ trước trán, vùng này kém hiệu quả hơn trong việc kiểm soát hành vi.

Bob Bramson, một trong những tác giả của nghiên cứu, đã lý giải: “Những người lo lắng gặp khó khăn hơn trong việc lựa chọn hành vi thay thế, vì vậy họ thường tránh các tình huống xã hội mà họ cảm thấy không thoải mái hơn là cố gắng kiểm soát hành vi của mình và tương tác với người khác.”

Chúng ta sẽ thấy, quá trình kiểm soát cảm xúc của người tự tin, một tín hiệu được gửi từ phần quan trọng nhất của vỏ não trước trán đến vỏ não vận động chỉ đạo hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, người hay lo lắng lại sử dụng phần kém hiệu quả nhất của vỏ não trước trán.

Các kết quả quét não cũng chỉ ra rằng phần “đúng” trong vỏ trước trán của những người hay lo lắng có thể bị kích thích quá mức. Điều này có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng một phần ít hiệu quả hơn của tiền đình để kiểm soát hành vi.

Đây là lần đầu tiên quét não cho thấy sự khác biệt của não trước ở những người hay lo lắng với những người tự tin liên quan đến việc kiểm soát hành vi cảm xúc.

Nhìn vào tương lai, sự hiểu biết sâu hơn về cách não hoạt động trong các trạng thái tinh thần khác nhau có thể giúp các nhà nghiên cứu phát triển các phương pháp và liệu pháp hướng đến việc giảm bớt lo lắng thông qua việc tác động vào các vùng não cụ thể. Điều này có thể mang lại lợi ích cho những người hay lo lắng, giúp họ có khả năng tham gia vào các tình huống xã hội một cách tự tin và hiệu quả hơn.

HL (SHTT)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *