Thái độ cương quyết của con trai khiến mẹ Hải dần “xuống nước”. Sau đó, bố mẹ anh cũng đồng ý cho hai đứa lấy nhau. Có điều, sau khi tới thăm nhà gái, sát ngày ăn hỏi, mẹ Hải gọi tôi tới nói chuyện…
Tôi xuất thân con nhà nông, gia đình hoàn cảnh, bố mẹ già làm ruộng, hay ốm yếu nên hàng tháng đi làm vẫn phải gửi tiền phụ giúp ông bà. Hải ngược lại, anh là quý tử nhà giàu, bố mẹ buôn bán kinh doanh phát đạt, nhà có công ty riêng nên chẳng bao giờ phải lo vấn đề tài chính. Cũng bởi khoảng cách giữa 2 đứa quá lớn nên trong thời gian yêu, không ít lần tôi tính dừng lại song Hải không đồng ý. Anh nói rằng:
“Anh không quan tâm gia cảnh em thế nào. Nhà em giàu hay nghèo đều không ảnh hưởng tới tình cảm của anh đối với em. Bởi người anh muốn kết hôn là em, không phải bất cứ ai khác”.
Song quả đúng như lo lắng của tôi, ngay hôm Hải dẫn tôi về giới thiệu gia đình, biết hoàn cảnh của nhà người yêu con trai, bố mẹ anh phản đối ra mặt. Đặc biệt mẹ anh nói thẳng:
“Bác chỉ có duy nhất một thằng con trai, từ nhỏ đã nâng niu như bảo bối nên việc chọn vợ cho nó không thể qua quýt”.
Thậm chí mẹ anh còn tìm gặp riêng tôi yêu cầu:
“Chuyện tình cảm 2 đứa sẽ không thể đi tới đâu. Tốt nhất cháu nên tự rút lui khỏi mối quan hệ này, tránh gây thêm tổn thương cho chính mình. Nếu cháu có yêu cầu giúp đỡ về tài chính, bác sẵn lòng. Miễn cháu buông tha cho thằng Hải”.
Bất ngờ, hôm đó Hải vô tình biết được cuộc hẹn của bà với tôi, anh âm thầm đi theo. Đứng ngoài nghe hết những lời bà nói với người yêu, Hải chạy lại kéo tôi đứng lên tuyên bố:
“Chuyện tình cảm của con, chỉ con có quyền quyết định. Mẹ đừng ép con phải chọn đi con đường không có gia đình cạnh bên”.
Thái độ cương quyết của con trai khiến mẹ Hải dần “xuống nước”. Sau đó, bố mẹ anh cũng đồng ý cho hai đứa lấy nhau. Có điều, sau khi tới thăm nhà gái, sát ngày ăn hỏi, mẹ Hải gọi tôi tới nói chuyện:
“Việc để cháu về làm dâu là bác đã chấp nhận ‘lùi vài bước’. Vậy nên bác muốn cháu đồng ý với bác một điều kiện. Sau cưới, bác sẽ mua nhà, sắm xe hơi cho 2 đứa, để 2 đứa sinh hoạt được tự do. Đổi lại, ngày cưới nhà trai sẽ không tới nhà gái rước dâu mà chỉ rước dâu ở khách sạn.
Chúng ta sắp là người một nhà, bác cứ nói thẳng cho dễ. Bố mẹ cháu quê mùa nhếch nhác, nhà cửa thì lụp xụp tuềnh toàng, bác không muốn dẫn họ hàng người thân tới đó rước dâu mà mất thể diện.
Chúng ta rước dâu ở khách sạn, mọi chi phí nhà bác lo liệu hết. Gia đình cháu chỉ cần làm theo là được. Mà tốt nhất, cháu xem trong họ có ai nhìn phong độ, sáng sủa nhờ đại diện nhà gái trao dâu. Còn bố mẹ cháu, người lòa, người thậm thọt thế… lên lễ đường cho bẽ mặt thông gia ”.
Thất vọng thực sự trước thái độ và cách hành xử của mẹ chồng tương lai, tôi liền thẳng thắn trả lời dứt khoát:
“Cháu chưa bao giờ tự ti về gia cảnh của mình. Lại càng không bao giờ xấu hổ về cha mẹ – người đã sinh thành, dưỡng dục nuôi mình khôn lớn. Bố mẹ cháu cũng như bác, hộ luôn mong mỏi, chờ đợi ngày nhìn thấy con trưởng thành, hạnh phúc nên không có lý do gì để ngày cưới của cháu, bố mẹ cháu phải vắng mặt.
Hơn nữa, cháu tin, bản thân bác cũng không muốn có nàng dâu vì muốn có hạnh phúc riêng mà không cần cha mẹ mình như thế. Cháu tuyệt đối không thể đồng ý với yêu cầu của bác. Nếu bác đã không chấp nhận gia cảnh của cháu thì cháu cũng xin từ chối làm con dâu bác”.
Nghe tôi nói vậy, mặt mẹ Hải thoáng chút biến sắc nhưng bất ngờ bà chuyển giọng:
“Quả nhiên con không làm bác thất vọng. Bác rất mừng vì con trai bác đã chọn được cô gái mạng mẽ, hiếu thảo, biết lí lẽ như con. Đám cưới của 2 đứa sẽ diễn ra đúng như kế hoạch con nhé!”.
1 tuần sau đó, đám cưới của tôi được tổ chức. Mừng hơn cả là sau cưới, mẹ Hải đối xử với tôi rất tình cảm nên cảnh làm dâu của tôi khá yên ấm.
Theo Nắng (Phụ Nữ Thủ Đô)