Không thể phủ nhận mức độ tiện lợi của túi nylon nhưng cần cảnh giác với tác hại nó mang lại khi dùng sai cách.
Túi ni lông đã trở thành vật dụng phổ biến, không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Nó quen thuộc đến mức chúng ta cứ vô tư dùng mỗi ngày mà không còn quan tâm nó làm từ vật liệu gì, dùng thế nào là tốt hay dùng thế nào là sai, nếu sai thì có tác hại gì. Trong khi đó, các nghiên cứu chỉ ra rằng trong túi ni lông tiềm ẩn rất nhiều chất độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Đầu tiên phải kể đến chất gây ung thư hàng đầu benzopyrene đã được WHO cảnh báo nhiều năm qua. Tiếp theo là các chất hóa dẻo. Chúng gây bệnh tim mạch, ung thư, dậy thì sớm, vô sinh, dị tật sinh sản, tổn thương gen hoặc biến đổi gen, tấn công hệ thống tiêu hóa, suy giảm miễn dịch… Hay chất BPA tác động đến não làm chậm phát triển, gây viêm gan, rối loạn nội tiết và vô sinh, các bệnh ung thư.
Đương nhiên, không thể phủ nhận sự tiện lợi của túi ni lông, cũng rất khó để thay thế chúng hoàn toàn. Nhưng ít nhất, hãy tránh xa hoặc ngừng việc mắc 6 sai lầm phổ biến khi dùng túi ni lông đang âm thầm tàn phá sức khỏe, gây bệnh ung thư sau đây:
1. Thích dùng túi nilon màu
Rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ thích dùng các loại túi nilon nhiều màu sắc thay vì túi trắng. Phần vì thẩm mỹ, phần lại không muốn người khác nhìn thấy những món đồ mình mua bên trong.
Thực chất, các loại túi xanh, đỏ, vàng… nhiều màu sắc gần như được làm hoàn toàn bằng rác thải tái chế. Chúng cũng được nhuộm màu và thêm vào nhiều chất hóa học độc hại, bị nhiễm kim loại nặng.
Theo Viện Nông nghiệp và Chính sách Thương mại Mỹ, thực phẩm được lưu trữ trong các túi nhựa màu chứa hóa chất có thể ngấm vào thức ăn. Sau đó, được hấp thụ vào cơ thể sẽ làm thay đổi mô, tổn thương di truyền, gây ung thư, vô sinh, sảy thai, dị tật bẩm sinh và những thay đổi về nội tiết tố.
2. Dùng túi để đựng thức ăn nóng
Dùng túi nilon để đựng đồ ăn nóng quả là tiện lợi nhưng cũng đồng nghĩa với việc đưa bạn và gia đình đến nhanh hơn với bệnh tật. Bởi vì ở nhiệt độ cao, túi nilon sẽ bị tác động nhiệt, thậm chí nóng chảy và khiến các chất độc hại khủng khiếp bị bám lại, hòa tan vào thức ăn.
3. Không quan tâm đến chất lượng túi nilon
Không ít người có tâm lý biết là túi nilon độc nhưng độc không nhiều, hơn nữa ai cũng phải dùng hoặc nghĩ thời đại giờ cái gì cũng độc hại. Thậm chí nhận thức được mức độ độc hại của túi nilon rồi thì cũng rất hiếm người lựa chọn túi kỹ càng, bởi nghĩ rằng “đằng nào cũng độc”.
Tuy nhiên, chất lượng túi nilon có ảnh hưởng rất lớn đến lượng chất độc xâm hại vào cơ thể. Chúng thường có 2 loại, loại thứ nhất được sản xuất từ 100% các hạt nhựa PV và PP nguyên sinh từ dầu mỏ nguyên chất. Loại nhựa này không gây độc hại cho con người.
Loại thứ hai chính là túi nilon tái chế từ nhiều sản phẩm nhựa đã qua sử dụng. Trong đó, thậm chí có cả hộp thùng sơn, lọ tẩy bồn cầu… Trong quá trình tái chế, nhựa thủ công sẽ hấp thu nhiều chất độc, kim loại nặng như chì, cadmium, đồng và cả thủy ngân. Nhưng đây lại là loại thường dùng vì giá rẻ hơn hẳn.
4. Dùng túi đựng đồ ăn nhiều axit, nhiều dầu, muối
Không chỉ các loại thực phẩm nóng, ngay cả đồ ăn nguội lạnh nếu đựng trong túi nilon cũng gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt là thực phẩm nhiều axit như giấm, dưa chua, cà muối, các món ăn nhiều dầu hay chế biến nhiều muối, nước sốt…
Bởi vì có chất điện ly nên khiến việc hòa tan các kim loại nặng, chất độc hại, chất hóa dẻo rất nhanh. Chưa kể nếu dùng các loại túi mỏng, chất liệu tái chế, có phẩm màu thì lại càng nguy hiểm.
5. Dùng túi nilon bọc rau củ, trái cây cất vào tủ lạnh
Để đỡ rắc rối và tiết kiệm, nhiều người thường bọc rau củ quả trong túi nilon rồi cho vào tủ lạnh. Không ít người còn cho rằng làm vậy thực phẩm sẽ tươi được lâu hơn, tránh vi khuẩn.
Tuy nhiên, thói quen này rất hại cho sức khỏe và phản khoa học. Thực phẩm đông lạnh trong tủ lạnh nên sử dụng màng bọc thực phẩm thay vì dùng túi nilon thông thường. Quy trình đặc biệt và nguyên liệu thô của bọc nhựa có khả năng thông gió và bảo hiểm tốt, và các loại túi nilon thông thường không thể đạt được mục đích bảo quản.
Khi đó, thực phẩm nhanh bị phân hủy hơn, từ đó sẽ dễ dàng bị ngấm các chất độc hại từ túi nilon. Chúng thậm chí không thể biến mất khi rửa sạch, ngâm muối hay thậm chí là nấu chín.
6. Quay túi nilon trong lò vi sóng
Không nên dùng túi nilon và túi đựng thực phẩm thông thường để hâm nóng bằng lò vi sóng. Lò vi sóng làm nóng hơi ẩm trong thực phẩm, túi nilon và thức ăn truyền nhiệt trực tiếp, do đó nhiệt độ của túi nilon cũng tăng lên.
Lúc này sẽ xảy ra thôi nhiễm chất DOP (dioctin phatalat) vào thức ăn. Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm.
Hơn nữa, hầu hết các túi nhựa thông thường là polyvinyl clorua và túi đựng thực phẩm là polyetylen. Tất cả chúng đều chứa một số chất làm dẻo, dễ bay hơi trong quá trình đun nóng. Khi hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng, hãy sử dụng hộp đựng có gói “chỉ dành cho lò vi sóng”.
Sử dụng túi nilon thế nào để không gây hại cho sức khỏe?
– Khi sử dụng túi nilon, bạn nên chọn loại có màu trong suốt, không sờn rách, co kéo hoặc nhăn nhúm hoặc thay vì sử dụng túi nilon để đựng các loại thực phẩm chín, có tầm nhiệt cao, bạn có thể sử dụng các loại hộp thủy tinh, inox…chuyên dụng để có thể bảo quản thức ăn lâu hơn, đồng thời giữ an toàn cho bản thân và gia đình. Đó cũng là cách tiết kiệm và bảo vệ môi trường hiệu quả cho bất cứ ai.
– Tuyệt đối không được dùng màng bọc thực phẩm ni lông lên bề mặt thức ăn để hâm nóng trong lò vi sóng. Sau khi bị quay nóng trong lò vi sóng tới 300 – 500oC, các màng bọc ni lông này bị chảy nhẽo và chất dẻo sẽ dính vào thức ăn.
– Túi ni lông hoặc hộp xốp đựng thực phẩm nóng ở khoảng từ 78-80oC sẽ khiến nhiệt và các chất phụ gia làm mềm, dẻo, dai túi ni lông, gây phản ứng phụ và dễ dàng thôi nhiễm chất độc vào thức ăn.
– Bạn cũng không nên bảo quản thực phẩm bọc nilon trong tủ lạnh một khoảng thời gian dài. Vì khi ấy, chất nhựa trong túi nilon có khả năng tan ra cao hơn, đặc biệt đối với những sản phẩm chứa nước, muối mặn, axit, chất béo.
– Nếu bạn muốn tận dụng túi nilon, tốt nhất hãy sử dụng chúng để đựng rác, không nên tái sử dụng chúng để đựng thực phẩm, tránh làm lây nhiễm các loại vi khuẩn gây hại cho cơ thể, hệ tiêu hóa.
PN (SHTT)